Tư vấn - Máy nén trục vít

Tư vấn - Máy nén trục vít5 BƯỚC CẦN THIẾT ĐỂ LẮP ĐẶT MÁY NÉN KHÍ THÀNH CÔNG

5 bước cần thiết để lắp đặt máy nén khí thành công

Khi máy nén khí được đặt hàng, chúng ta cần sẵn sàng cho phương án lắp đặt. Trong giai đoạn này, điều quan trọng là phải đảm bảo máy nén khí được lắp đặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc lắp đặt đúng này sẽ giúp máy nén hoạt động lâu dài, cung cấp hiệu suất tối ưu và giảm chi phí năng lượng sử dụng.

Một số điểm cần lưu ý khi lắp đặt máy nén khí:

  1. Vị trí

  2. Phòng lắp đặt máy nén khí rất quan trọng. Trong quá trình lắp đặt, chúng ta cần đảm bảo không gian để tháo dỡ, lắp đặt, vận hành và bảo trì cho máy nén khí. Ngoài ra, khu vực đặt máy được thiết kế đủ khoảng trống xung quanh.
  3. Lưu ý rằng, dòng máy nén khí trục vít sẽ không có yêu cầu đặc biệt về nền đặt máy và ốc cố định chân máy. Máy nén khí phải đặt trên bề mặt nền bằng phẳng, có thể chịu được tải trọng của máy và thiết bị sử dụng để di chuyển máy.
  4. Thêm nữa, chúng ta cần đảm bảo máy nén khí được bảo vệ bởi các yếu tố môi trường ngoài như mưa, ánh sáng trực tiếp mặt trời, không khí nóng, các yếu tố độc hại hoặc vật liệu cháy nổ và các tác nhân ăn mòn như amoniac, clo, sương muối, and các loại hóa chất khác có thể gây ra ăn mòn bên trong, nhiễm bẩn dầu và gây hại cho các bộ lọc

  5. Thông gió phòng máy nén khí

Tiếp theo là thông thoáng phòng máy nén khí. Khi thiếu thông thoáng và làm mát là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự cố cho máy nén khí. Trong quá trình nén khí, hầu hết điện năng được chuyển hóa sang nhiệt năng và nhiệt này được phát xạ trong phòng máy nén khí.

Để đảm bảo rằng máy nén khí được làm mát đầy đủ, có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Thông gió tự nhiên:

Nếu nhiệt độ trong phòng máy nén khí không vượt quá 5˚C so với nhiệt độ môi trường bên ngoài, thì thông gió tự nhiên là đủ.

  • Thông gió cưỡng bức bằng quạt hút:

Lắp đặt quạt hút bổ trợ nếu nhiệt độ phòng máy nén khí vượt quá 5 ˚C.

  • Thông gió cưỡng bức bằng chụp thoát khí nóng:

Đảm bảo khí nóng thoát ra từ máy nén khí được dẫn ra ngoài thông qua chụp hút trên nóc máy.

Lắp đặt bộ sấy nhiệt nếu nhiệt độ khí hút vào thấp hơn nhiệt độ môi trường. Sử dụng bộ hỗ trợ khởi động khi trời lạnh và bộ gia nhiệt trong phòng máy nén khí để duy trì nhiệt độ trong dải từ 0˚C - 50˚C.

  1. Yếu tố về nguồn điện cung cấp

Đảm bảo rằng điện áp nguồn cung cấp phù hợp với điện áp trên tem của máy nén khí (vị trí tem điện áp trong tủ điện của máy nén) trước khi lắp đặt.

Nguồn cấp tới máy nén khí cần có:

  • Nối đất đúng cách
  • Trang bị phù hợp:
  • Nên lắp đặt cầu trì hoặc attomat giữa nguồn cung cấp với máy nén khí.
  • Điện áp nguồn cung cấp phải nằm trong dải +/- 10% so với điện áp trên tem máy. Nguồn điện thấp hoặc vượt quá mức điện áp định mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống điện của máy nén khí.
  • Đối với máy nén biến tần, đảm bảo rằng biến áp nguồn cung cấp có 3 pha đối xứng. Trong nguồn 3 pha đối xứng, góc pha và điện áp là cùng nhau.

  • Lựa chọn bình tích khí nén

Bình tích khí là một phần không thể thiếu và quan trọng của bất kỳ hệ thống khí nén nào. Việc lựa chọn dung tích bình tích khí rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhà máy và hoạt động hiệu quả của máy nén khí (mang tải hoặc ngắt tải)

Trong hệ thống khí nén, bình tích mang lại những lợi ích sau:

  • Bình tích hoạt động như một nguồn bù khí nén cho một số thời điểm cao tải.
  • Bình tích giúp loại bỏ nước trong hệ thống bằng cách làm mát khí nén.
  • Bình tích giảm thiểu xung trong hệ thống gây ra bởi máy nén khí piston hoặc quy trình tuần hoàn ở nơi sử dụng.

Các bình tích khí đều yêu cầu phải có van an toàn và đồng hồ hiển thị áp suất. Van an toàn được cài đặt cao hơn 10% so với áp suất làm việc của hệ thống.

Điều quan trọng nữa là cần lắp đặt van xả nước bằng tay hoặc van tự động cho bình tích để xả nước ngưng tụ ra khỏi hệ thống.

  1. Lắp đặt đường ống khí nén

  2. Kích thước đúng của đường ống khí nén là rất quan trọng để cung cấp đủ lưu lượng và áp suất ổn định tới tất cả các điểm sử dụng. Đường kính ống ảnh hưởng trực tiếp tới độ sụt áp. Đường kính ống khí tối thiểu phải bằng với đường kính của đầu ra máy nén khí.
  3. Lựa chọn đường ống khí ảnh hưởng trực tiếp tới 3 yếu tố chính của hệ thống khí nén (lưu lượng, áp suất và chất lượng khí). Việc lựa chọn không đúng vật liệu, đường kính và cách bố trí đường ống gây ra hạn chế về lưu lượng và thường gây ra sụt áp đáng kể.
  4. Các điểm uốn cong là một nguyên nhân gây ra thêm tổn thất do ma sát trong đường ống. Sụt áp là do ma sát với dòng chảy tăng lên. Tổn thất ma sát cũng bị ảnh hưởng bởi loại ống và chiều dài của đường ống.
  5. Điểm đấu nối đường ống đầu ra của máy nén khí với đường ống gom tổng phải dạng từ trên xuống, để tránh nước ngưng trên hệ thống chảy ngược vào máy nén khí khi dừng nghỉ. Đảm bảo rằng đường khí nén đi vào bình tích nằm phía dưới, và đường ra khỏi bình tích sẽ nằm trên cao, điều này sẽ tránh hơi ẩm đi sang máy sấy hoặc thiết bị sử dụng của khách hàng.
  6. Đường ống cần được vệ sinh trước cấp khí nén tới lọc đường ống như là lọc thô, lọc tinh và lọc các bon được lắp đặt. Đảm bảo xả nước ngưng là trong tầm quan sát với van xả tự động cho bình tích khí, hệ thống lọc và máy sấy. Chúng ta cũng cần cung cấp đường bỏ qua (bypass) khi bố trí đường ống cho máy sấy và các bộ lọc trong trường hợp cần cách ly.
  7. Việc lắp đặt đảm bảo hệ thống máy nén khí sẽ tạo ra sự khác biệt về hiệu suất, hiệu quả , vòng đời tổng thể của cả hệ thống và ngăn ngừa các chi phí phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong tương lai